Sáng ngày 13/12/2023, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Dương, Hội đồng Lý luận Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Dự hội thảo có các đồng chí Lãnh đạo cấp cao TW như: đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh… Các đồng chí là đại diện Hội đồng Lý luận Trung ương, đại diện các Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng… Về phía tỉnh Bình Dương có đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh và cán bộ các sở ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Là đơn vị trú đóng trên địa bàn tỉnh cùng tham gia trong mạng lưới các trường đại học, cao đẳng tại Bình Dương, game bài đổi thưởng qua ngân hàng uy tín với đại diện là TS. Lê Xuân Bảo – Phó bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Phân hiệu cùng một số cán bộ chủ chốt cùng tham dự hội thảo.
Hội thảo này là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Hội đồng Lý luận Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương thực hiện Đề án khoa học “Tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới của đất nước và tầm nhìn định hướng đến năm 2050”. Chủ trì hội thảo là đồng chí Nguyễn Xuân Thắng và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng Phó chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương Tạ Ngọc Tấn.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Bình Dương tuy không phải là một địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cũng không phải là địa phương có những cơ sở hạ tầng chiến lược như cảng biển, sân bay, nhưng Bình Dương lại là điểm đến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nơi hội tụ của những nhà đầu tư chiến lược; là mảnh đất có sức hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ đối với nguồn nhân lực có kỹ năng, có tinh thần đổi mới sáng tạo với khát vọng khởi nghiệp. Nhìn lại hơn một phần tư thế kỷ, Bình Dương thật sự đã trở thành một hình mẫu về sự bứt phá phát triển, điểm sáng trong cách thức phát huy lợi thế vị trí của một tỉnh sát gần một đô thị lớn; trong huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá.
Đóng góp cho Hội thảo là 34 báo cáo tham luận xoay quanh các vấn đề về mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước. Theo đó, một số vấn đề chính được xem là then chốt đã làm nên sự thành công của mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước, đó là:
+ Đột phá, sáng tạo trong tư duy phát triển;
+ Đột phá, đồng bộ trong quy hoạch phát triển;
+ Đột phá, hiện đại trong hệ thống kết cấu hạ tầng;
+ Đột phá, tiên phong trong cải cách thể chế và hành chính để thu hút nguồn lực đầu tư.
Những mô hình thể hiện rõ nhất tính đột phá trên có thể kể đến là: Mô hình công ty phát triển Becamex IDC, mô hình Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP); mô hình Thành phố thông minh Bình Dương; mô hình Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ thông minh, bền vững; mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ quốc tế – đổi mới sáng tạo – khoa học công nghệ… Trong đó, hệ thống các trường đại học không thể thiếu sự đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhiều mô hình kể trên.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn một số vấn đề trọng tâm như: phân tích, làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển cấp tỉnh trong tiến trình đổi mới đất nước; từ thực tiễn phát triển của tỉnh Bình Dương, làm rõ nội hàm, khắc họa mô hình phát triển của tỉnh; chỉ ra những vấn đề đối với Bình Dương khi bước vào giai đoạn phát triển mới; đề xuất các quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương đến giữa thế kỷ XXI, đóng góp cho việc xây dựng dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.
Bên cạnh đó, các tham luận, thảo luận cũng đã phân tích làm rõ mô hình phát triển, những kinh nghiệm hay, cách làm đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương, nghiên cứu những điều kiện, khả năng vận dụng cho những địa phương khác trong cả nước; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Nhân dịp hội thảo, Học viện Chính trị khu vực II với Trường Chính trị và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bình Dương tổ chức ký kết ghi nhớ hợp tác nhằm tiếp tục gắn kết bền chặt cùng nhau nghiên cứu khoa học, triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ phục vụ công tác lãnh đạo quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương; phối hợp tổ chức các sự kiện, hội thảo khoa học, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Bình Dương; phân tích đề xuất chính sách phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn phù hợp điều kiện tỉnh Bình Dương.
Tin và ảnh: Xuân Thành