Hội thảo khởi động Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 24 tháng 11 năm 2022 tại Long Xuyên, An Giang đã diễn ra “Hội thảo khởi động Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL) do Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO) là chủ Dự án; Tổng cục Phòng chống thiên tai chủ trì và liên danh các đơn vị: Công ty TNHH tư vấn Trường Đại học Thủy lợi (TLUC), Dynamic Solutions International LLC (DSI) và Trung tâm Động lực Thủy khí Môi trường (CEFD) thực hiện.
Tham gia hội thảo, về phía Tổng cục Phòng chống thiên tai gồm có: ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Tổng cục trưởng; ông Tăng Quốc Chính – Vụ trưởng vụ Kiểm soát an toàn thiên tai; ông Lê Minh Nhật – Phó cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai; ông Vương Viết Hưng – Giám đốc dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL”.
Về phía địa phương và chuyên gia tham dự gồm có: ông Phạm Công Danh – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang; Đại diện các đơn vị của Sở NN&PTNT, Sở Giao thông vận tải, Ban phòng chống lụt bão các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp; Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam.
Phía đơn vị thực hiện có PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái – Cố vấn trưởng Dự án, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi; PGS.TS Nguyễn Đăng Tính – Phó giám đốc game bài đổi thưởng qua ngân hàng uy tín ; Đại diện các đơn vị liên danh và các chuyên gia khoa học khác.
Gói thầu dịch vụ tư vấn “Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (GEF-CPMU-CS-QCBS-02) do Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) là Chủ dự án được bổ sung hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án GEF-ICRSL tập trung vào các hoạt động nghiên cứu và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phòng, chống lũ và ngập lụt, các phương án di dân và đặc biệt là các phương án đảm bảo an toàn cho trẻ em trong mùa lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua xây dựng hệ thống mô phỏng lũ và ngập lụt.
Hội thảo khởi động Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nhiệm vụ tiên quyết của Dự án nhằm khởi động và đánh giá tổng quan tình hình lũ, ngập lụt và phương án ứng phó của các địa phương, qua đó lấy các ý kiến đóng góp của chuyên gia và thu thập một số dữ liệu cơ bản, cụ thể:
+ Thu thập các thông tin, báo cáo, và dữ liệu cơ bản;
+ Phân tích các tài liệu, báo cáo và đánh giá tổng quan;
+ Phân tích, đánh giá về tình hình lũ lụt, ngập úng và các phương án ứng phó.
Phát biểu Khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai giới thiệu những yêu cầu cơ bản của dự án phục vụ công tác phòng chống thiên tai.
Đại diện liên danh các đơn vị tham gia dự án, chuyên gia Nguyễn Tiến Lam trình bày báo cáo Giới thiệu chung về dự án Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng Đồng bằng sông Cửu Long và những kết quả dự kiến. Trong đó có nêu rõ các nội dung chính là: Phương pháp luận và kế hoạch thực hiện dự án; Danh sách các dữ liệu yêu cầu và kế hoạch thu thập dữ liệu, khảo sát bổ sung; Kịch bản rủi ro ngập lụt, kế hoạch, nhu cầu đào tạo, chuyển giao sản phẩm và Các đề xuất, kiến nghị.
PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái – Cố vấn trưởng Dự án, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chủ trì phần tham luận, thảo luận đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia. Ông Tăng Quốc Chính – Vụ trưởng vụ Kiểm soát an toàn thiên tai nhấn mạnh trong bài phát biểu rằng dự án phải xây dựng được các kịch bản cụ thể bảo vệ lúa và cây trồng, bảo vệ hệ thống đê điều, bảo vệ các vùng dân sinh kinh tế và bảo vệ các cơ sở hạ tầng… Các ý kiến đóng góp của lãnh đạo địa phương và các chuyên gia thuộc các sở, trung tâm của 4 tỉnh liên quan tham gia đều bày tỏ sự quan tâm và sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ cung cấp dữ liệu tốt nhất, cập nhật hàng năm cho dự án đạt hiệu quả cao nhất. Ông Phạm Công Danh – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang mong muốn rằng dự án phải cho bộ kết quả tốt nhất, thuận tiện nhất để địa phương có thể quản lý, cập nhật dữ liệu hàng năm để vận hành hệ thống, xây dựng các kịch bản và phương án ứng phó tốt nhất cho địa phương.
Được biết, “Dự án Xây dựng hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt vùng Đồng bằng sông Cửu Long” bao gồm 7 nhiệm vụ và dự kiến có 17 kết quả. Trong đó có “Bộ bản đồ ngập lụt theo các kịch bản rủi ro thiên tai ở dạng số hóa trực quan trên giao diện WebGIS của phần mềm mô phỏng lũ, ngập lụt ĐBSCL”; Phần mềm tính toán mô phỏng lũ, ngập lụt vùng ĐBSCL; Xây dựng hệ thống mô phỏng và Hướng dẫn sử dụng, chuyển giao công nghệ hệ thống mô phỏng lũ, ngập lụt cho ĐBSCL.
Có thể nói, theo chiến lược phát triển khoa học công nghệ theo tính ứng dụng thực tiễn cao, các đơn vị khoa học công nghệ của Trường Đại học Thủy Lợi đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, liên danh liên kết thực hiện các đề tài lớn trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống lũ và thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ nhân dân, tạo hệ sinh thái bền vững cho phát triển xã hội đất nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện: Truyền thông và Hợp tác