game bài đổi thưởng qua ngân hàng uy tín - Top Game Đánh Bài Online Rút Tiền Qua Ngân Hàng

Hội nghị giao ban về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

TLU – Trong khuôn khổ Hội nghị kết nối cung cầu – Hội chợ việc làm của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Trường Đại học Thủy lợi; chiều 5/12, Hội nghị giao ban về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn lần đầu tiên được tổ chức với sự tham dự và chủ trì của Thứ trưởng Trần Thanh Nam.

Hội nghị dịp này có sự tham gia của lãnh đạo 28 trường Cao đẳng và 04 trường Đại học trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trường Đại học Thủy lợi có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Hữu Huế – Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng Trường; GS.TS Trịnh Minh Thụ – Hiệu trưởng; các thành viên Ban giám hiệu, đại diện các Phòng, ban chức năng trong trường.

Toàn cảnh Hội nghị giao ban về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là nhiệm vụ quan trọng của Ngành, cũng là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nông nghiệp. Thứ trưởng biểu dương một số trường đã đẩy mạnh kết nối hợp tác với các doanh nghiệp trong thời gian qua; đồng thời từng bước phát triển đào tạo xanh, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong rằng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục được kiện toàn về tổ chức bộ máy hoạt động; mở rộng quy mô đào tạo;, chú trọng công tác quảng bá tuyển sinh, mở thêm nhiều ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người học; từng bước thực hiện lộ trình tự chủ.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu khai mạc Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe đại diện các Vụ thuộc Bộ lấy ý kiến lần cuối dự thảo sắp xếp các trường đến năm 2030; phân công cụ thể các trường phụ trách địa bàn đào tạo lao động nông nghiệp, nông thôn. Công tác tuyển dụng, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục. Báo cáo công tác quản lý tài sản của các trường: Thực trạng, giải pháp và kiến nghị. Báo cáo công tác đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch giai đoạn 2026-2030.

Các báo cáo cũng chỉ rõ những mục tiêu cơ bản, trọng tâm trong chiến lược đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Đó là: (1) Đào tạo đáp ứng nhu cầu chung theo nhu cầu xã hội trên cơ sở các ngành nghề đào tạo hiện có; đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá tuyển sinh, tạo chuyển biến mới về đào tạo các ngành nghề nông nghiệp. (2) Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao. (3) Thực hiện tốt việc tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo lộ trình phù hợp. (4) Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động; cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm; tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Chia sẻ ý kiến tại Hội nghị, GS.TS Trịnh Minh Thụ – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi cũng bày tỏ nhất trí với quan điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc mở rộng quy mô đào tạo theo hướng đa dạng hóa ngành nghề nông nghiệp nông thôn; đào tạo phục vụ phát triển nông nghiệp sinh thái; nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

GS.TS Trịnh Minh Thụ – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi phát biểu

GS.TS Trịnh Minh Thụ cũng khẳng định, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục không chỉ đáp ứng chiến lược phát triển của ngành và nhu cầu của thị trường lao động mà còn phải đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trường Đại học Thủy lợi đã và đang đổi mới chương trình đào tạo, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành thực tế tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của người học.

Đại diện một số trường thuộc Bộ cũng cho rằng, các đơn vị trường học cần kết nối nhu cầu tuyển dụng lao động với các doanh nghiệp, đặc biệt là nhân lực nông nghiệp chất lượng cao; Hỗ trợ và khuyến khích sinh viên đăng ký học các ngành nông nghiệp, đặc biệt là các ngành khó tuyển sinh, khó xã hội hoá; Tận dụng thời cơ và biến thách thức thành cơ hội trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập…

Theo

Trả lời